Biết được một số kiến thức và ưu điểm của các loại vải cao cấp sẽ giúp các quý ông chọn được cho mình trang phục phù hợp nhất.
1. Chất liệu vải
Chất liệu vải là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng của bộ trang phục. Và Filo Di Scozia là chất liệu xa xỉ nhất trên thế giới hiện nay được dùng trong sản xuất áo Polo nam hàng hiệu.
Sử dụng chất liệu Cotton Ai Cập, lụa và Cotton pha lụa thượng hạng, trải qua hàng loạt những quy trình xử lý khắt khe, những tấm vải nhập Ý Filo Di Scozia nổi tiếng khắp thế giới không chỉ bởi độ quý hiếm, mà còn bởi đặc tính mềm mịn, ít nhăn nhàu, thoáng mát và bền màu hơn rất nhiều lần so với những loại vải cotton thông thường.
2. Số lượng sợi và mật độ dệt
- Số lượng sợi vải: Vải có số lượng sợi vải càng nhiều thì cho chất lượng càng cao, đồng thời tốn công sức và chi phí hơn để sản xuất, do đó giá thành của vải Filo di scozia cao cấp cũng cao hơn so với các loại vải thông thường. Thành phẩm thường có khả năng chống co, mặt mịn như lụa và bền hơn.
- Mật độ dệt: Vải Filo di scozia có mật độ dệt dày hơn yêu cầu kỹ thuật dệt cũng cao hơn, đồng thời tốn thêm nhiều thời gian, công sức và chi phí. Mỗi tấm vải Filo Di scozia thành phẩm cho sự tương tác thân nhiệt với cơ thể tốt hơn, bề mặt láng bóng mịn như lụa, dẻo dai và bền màu hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế, chất lượng và giá thành của sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, để thực sự hiểu được chất lượng của 1 miếng vải Filo Di Scozia thì phải hiểu được những thông số kỹ thuật của nó. Ví dụ:
+ Weight: 280gr/1m2. Cotton càng nhẹ thì thường cho chất lượng tốt hơn khi sản xuất áo (tất nhiên còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng). Thông thường loại 220gr hoặc 240gr có giá cao hơn một chút.
+ Density: 85*55: có nghĩa là có 85 sợi dọc (warp) dệt với 55 sợi ngang (weft) trong 1 inch vuông vải.
+ Yarn count: 32s/2 +70D* 16s+70D: kích cỡ của sợi là 32s với loại sợi kép (2 plies - nhìn ảnh trên để hình dung về ply). Kích cỡ của sợi từ 1,3,5,8,10,12,14,16,18,20,24, 28, 30,32, 50,60,120,240... với số 1 cho kích cỡ to nhất, số càng to kích cỡ sợi càng nhỏ. 70D= 70 Denier = 1,9oz/1 yard vuông. 70D là thông số tiêu chuẩn thông dụng, bên cạnh 30D và 90D.
Tóm lại: Mật độ dệt càng lớn, số lượng sợi càng nhiều thì nhiều thì càng cho chất lượng vải tốt.
3. Quy trình sản xuất vải
Quy trình sản xuất vải thường được chia làm hai giai đoạn chính: Sơ chế và tinh chế. Trong đó, sơ chế là tên gọi chung cho quá trình dệt và nhuộm vải cơ bản và tinh chế là quá trình hoàn thiện vải sau khi dệt và nhuộm. Các quy trình này được áp dụng sau khi vải đã được sơ chế nhằm giúp tăng độ bền, độ mềm mượt hay các tính chất khác cho vải. Đây là yếu tố quan trọng thứ 3 quyết định chất lượng của vải, tuy nhiên lại ít được các nhà sản xuất giá rẻ quan tâm đúng mức.
Khi mua các sản phẩm của Giovanni, khách hàng có thể an tâm vì vải Filo Di scozia được Giovanni đưa vào sản xuất áo polo nam cao cấp luôn được qua những quy trình tinh chế khắt khe. Thông thường, nhà sản xuất sẽ phải hơ nóng bề mặt vải vừa dệt để loại bỏ các sơ của sợi cho bề mặt nhẵn hơn. Tiếp đó cho qua hệ thống tẩy các vết bẩn có thể còn bám lại trên bề mặt. Sau đó tới khâu nhuộm vải và in ấn (nếu có). Đồng thời, để tạo ra sự tinh tế cho từng tấm vải thành phẩm, mỗi xưởng sản xuất có 1 cách xử lý khác nhau đối với các tấm vải đã dệt, tạo cho sản phẩm có giá bán khác nhau. Các phương pháp xử lý có thể là: Chống nhăn – nhàu: Giảm độ nhăn nhàu cho sản phẩm so với các sản phẩm thông thường khác, chống co: Giúp vải giữ được kích thước như ban đầu sau nhiều lần giặt, chống thấm nước, hạn chế lửa, chống bẩn, chống vi khuẩn, chống phai: Tăng độ bền màu của vải.
Và một trong những phương pháp mà các mặt hàng xa xỉ thường hay dùng nhất là:
- Phương pháp mercerized: Loại vải cotton được hoàn thiện theo phương pháp này cho chất lượng bề mặt bóng và mượt hơn. Đây là phương pháp được đặt tên theo John Mercer- người phát minh ra chúng vào giữa thế kỷ 19, và trở nên phổ biến từ 1890s khi quy trình được cải thiện. Phương pháp mercerized này có thể áp dụng cho cả sợi hoặc vải, khi đó được gọi là single mercerized, hoặc để tạo cho chất lượng tuyệt hảo, nó có thể áp dụng cho cả 2 sợi và vải, khi đó được gọi là double mercerized. Đặc biệt, nếu áp dụng phương pháp này nếu được áp dụng với loại sợi cotton dài thì sẽ cho chất lượng vải tuyệt vời, bền hơn, mặc mát và thoải mái hơn với bề mặt mịn như lụa. Loại vải được xử lý bởi công nghệ Mercerized thường khoẻ hơn 10-50% so với loại không xử lý.
4. Kiểu dệt
Bề mặt thường (jersey): là các sợi vải được đan khít lại với nhau thành một bề mặt đan khít chặt chẽ. Vải được dệt theo kiểu dệt này có chi số cao sẽ cho bề mặt vải mịn, bóng, mỏng, nhẹ hơn. Vải cũng có độ bền cao hơn.
Bề mặt lưới (pique): Là kiểu dệt mà các sợi vải được cấu trúc lại với nhau theo hình dạng lưới. Vải nhập Ý filo di scozia được dệt kiểu dệt này có chi số cao sẽ cho thành phẩm bề mặt lưới mịn, không gây cảm giác thô ráp khó chịu. Mắt lưới nhỏ, phẳng hơn vừa tăng độ ổn định, độ đàn hồi, vừa bền hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét